Sơn tĩnh điện có màu rất đa dạng bên cạnh đó hiệu ứng bề mặt là điểm nổi bật so với các hình thức gia công khác. Các hiệu ứng bao gồm mịn, bóng, sần, ánh kim… Ngoài ra lớp sơn tĩnh điện có đặc tính là bền với va đập, uốn dẻo, chà xát. Chỉ dùng hóa chất tẩy rửa mới có thể bong tróc hoàn toàn. Chính bởi vậy mà tùy môi trường mà tuổi thọ trung bình của sơn tĩnh điện vào khoảng 15 – 20 năm
Đây chỉ là những đặc điểm tổng quan của lớp sơn tĩnh điện, để hiểu rõ hơn màu sắc, hiệu ứng bề mặt, tính chất, độ bền của từng lớp sơn thì chúng ta vẫn cần xem, đọc hiểu bảng màu sơn tĩnh điện.
Hiện nay có rất nhiều loại bảng sơn tĩnh điện khác nhau. thông thường, mỗi hãng, mỗi nhà sản xuất bột sơn tĩnh điện sẽ có 1 bảng màu sơn tĩnh điện khác nhau. Dù vậy thì mỗi bảng sơn tĩnh điện đều sẽ phân chia các màu sơn theo 3 tiêu chí: Đặc tính, màu sắc, hiệu ứng bề mặt.
Ở thị trường Việt Nam thì có 2 hãng sơn uy tín, phổ biến nhất đó là Sơn Đại Phú, Sơn Tân Nam Phát. Dưới đây chúng tôi xin trình bày nội dung về bảng màu sơn tĩnh điện của 2 hãng sơn này để bạn có thể phân biệt, đọc hiểu các màu sơn
Phân loại bột sơn tĩnh điện
Mỗi màu sơn trong bảng màu sơn tĩnh điện đều có một ký hiệu riêng. Ký hiệu của bột sơn tĩnh điện giúp cho ta xác định màu sơn, sơn dùng trong nhà hay ngoài trời, hiệu ứng bề mặt, chất liệu nhựa… Vậy hãy cùng tìm hiểu sơn tĩnh điện gồm những loại nào và có những cách phân loại nào
Phân loại theo môi trường lớp sơn sử dụng
- Sơn tĩnh điện dùng cho các sản phẩm nội thất
- Sơn tĩnh điện dùng cho các sản phẩm ngoại thất
Phân loại theo hiệu ứng bề mặt
- Màu có độ bóng cao
- Màu bán bóng
- Màu mờ
- Màu nhăn
- Màu cát
- Màu Metalic (màu ánh kim)
- Màu Hammertone…
Phân loại theo chủng loại nhựa trong sơn
- Hệ Epoxy:
- Hệ Polyester
- Hệ Epoxy Polyester
- Hệ Durable Architectural Polyester
- Hệ Super Durable Architectural Polyester
- Hệ Polyurethane
Bảng màu sơn tĩnh điện Đại Phú
Công ty TNHH ™ Đại Phú là đơn vị sản xuất sơn tĩnh điện lâu đời nhất Việt Nam. Từ năm 1994 họ đã bắt đầu kinh doanh bột sơn tĩnh điện và đến năm 2000 họ đã sở hữu nhà máy sản xuất bột sơn tĩnh điện đầu tiên. Các sản phẩm của Đại Phú đang ngày càng khẳng định vị thế của họ trên thị trường
Chính bởi sự phổ biến của sơn tĩnh điện Đại Phú mà việc biết các tra màu sơn, hiểu mã kí hiệu màu sơn là rất quan trọng đối với người sử dụng. Bởi vậy hãy cùng tìm hiểu các ký hiệu màu sơn và cách tra bảng màu sơn tĩnh điện Đại Phú
Ký hiệu mã màu sơn tĩnh điện
Ký hiệu mã màu = Mã chủng loại nhựa/Mã màu/Mã hiệu ứng bề mặt
Ví dụ: FF160/2001/C
FF160: Là mã chủng loại nhựa Epoxy Polyester
2001: Là mã màu
C: Là mã hiệu ứng bề mặt
- DP6 / F6 – Sơn bột Oxyplast Epoxy:
- Màng sơn có độ bóng thấp, bề mặt rất mịn
- Với các màu sáng màng sơn này ít ngả vàng hơn
- Sơn dùng để sơn trang trí trong nhà
- Có thể sơn phủ lên các tấm pin mặt trời để làm vật liệu hấp thụ tia hồng ngoại
- DP11 / PR11 – Sơn bột độ bóng thấp – Oxyplast Polyester
- Thành phần chính là Polyester
- Có độ bóng bề mặt thấp (mờ)
- Bề mặt láng đẹp
- Khả năng chống trầy xước rất tốt
- Có khả năng chịu tia cực tím, chịu thời tiết rất tốt giống như sơn DP26 / PR26 và DP29 / PR29
- Dùng cho các sản phẩm ngoài trời
- Ứng dụng để trang trí bảo vệ các bề mặt nhôm, thép, thép mạ kẽm hay các sản phẩm khác chuyên để ngoài trời
- DP26 / PR26 – Oxyplast Polyester và DP29 / PR29 – Oxyplast Polyester
- Có thành phần là Polyester resin được lựa chọn riêng biệt
- Có khả năng chống chịu thời tiết, tia cực tím, các phản ứng xà phòng hóa
- Khả năng chịu uốn cong, va đập tới 6 tháng sau khi sơn
- Dùng cho sơn trang trí ngoài trời
- Lớp sơn trang trí phù hợp bảo vệ các kim loại nhôm, thép, thép mạ kẽm, các bánh xe hơi bằng nhôm và các sản phẩm dùng ngoài trời khác
- DP31 / PR31 – Oxyplast Polyester
- Thành là là nhựa Polyester
- Có khả năng chống chịu được tia cực tím và phản ứng xà phòng hóa rất tốt
- Được tăng cường khả năng chịu ma sát, chống trầy
- Dùng cho sơn trang trí ngoài trời rất tốt
- Rất phù hợp sơn phủ các bề mặt rỗng xốp (bề mặt mạ kẽm nhúng nóng hay phun phủ kẽm) vì khả năng thoát khí gas tốt
- DP60 / FF160 – Oxyplast Epoxy-Polyester và DP66 / FF166 – Oxyplast Epoxy-Polyester
- Thành phần dựa trên các loại epoxy và polyester resin.
- Hỗn hợp polymer này giúp màng sơn có khả năng chịu nhiệt rất tuyệt vời
- APR – Durable Architectural Polyester
- SAPR – Super Durable Architectural Polyester
- UP – Polyurethane
Bảng sơn tĩnh điện Tân Nam Phát
Công ty TNHH Tân Nam Phát là một đơn vị sản xuất sơn tĩnh điện lâu đời. Họ đã sở hữu công nghệ sản xuất bột sơn tĩnh điện hiện đại đến từ Hàn Quốc từ năm 2004, tuy vậy nhưng họ họ hoạt động trong lĩnh vực sơn dầu từ năm 1987 và là đơn vị cung ứng bột sơn tĩnh điện từ năm 1993.
Là một công ty uy tín lâu năm trong ngành sơn phủ, thật dễ hiểu khi các sản phẩm của Tân Nam Phát được đang các nhà xưởng sơn tĩnh điện vô cũng ưu chuộng. Bởi vậy việc biết cách sử dụng bảng màu sơn tĩnh điện Tân Nam Phát là rất cần thiết.
Ký hiệu mã màu sơn tĩnh điện
Ký hiệu mã màu = Mã chủng loại nhựa – Mã màu – Mã hiệu ứng bề mặt
Ký hiệu mã màu của sơn tĩnh điện Tân Nam Phát gồm 6 ký tự viết liền:
- Mã chủng loại: 1 chữ cái thể hiện mã chủng loại nhựa
- Mã màu: 4 số thể hiện mã màu của sơn
- Mã hiệu ứng bề mặt: 1 chữ cái thể hiện hiệu ứng bề mặt của sơn
Ví dụ: M2281W
M: là mã chủng loại nhựa Hybird
2281: là mã màu của sơn
W: là mã hiệu ứng nhăn
Mã chủng loại
- E – Epoxy
- Sơn dùng trong nhà
- Lớp sơn có khả năng chống ăn mòn hóa chất, chịu lực cao
- M – Hybird
- Sơn dùng trong nhà
- Khả năng chịu nhiệt cao, chống quá nhiệt và các loại chất tẩy rửa
- S – Hybird
- Sơn dùng trong nhà
- Bề mặt sơn có hiệu ứng bề mặt cao và sắc nét
- Ứng dụng cho súng phun sơn loại Tribo
- P – (Polyester)
- Sơn dùng dùng ngoài trời
- Sơn có khả năng chịu được tia cực tím và chống chịu thời tiết
- V – Polyester
- Sơn dùng ngoài trời
- Sơn có khả năng chống chịu các điều kiện thời tiết khác nhau
- Thích hợp dùng trong kiến trúc với nguyên liệu là kim loại
Mã hiệu ứng bề mặt
A: Bề mặt phẳng (Smooth) với độ bóng từ 86 – 100%
B: Bề mặt phẳng (Smooth) với độ bóng từ 66 – 85%
C: Bề mặt phẳng (Smooth) với độ bóng từ 46 – 65%
D: Bề mặt phẳng (Smooth) với độ bóng từ 26 – 45%
F: Bề mặt phẳng (Smooth) với độ bóng từ 16 – 25%
X: Bề mặt phẳng (Smooth) với độ bóng từ 0 – 15%
H: Vân búa (Hammertone)
S: Nhủ bạc (Leatherette)
T: Nhám cát (Texture)
W: Nhăn (Wrinkle)